Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đã được chú trọng. Cụ thể, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đã được các đơn vị, địa phương triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tổ chức hội nghị tập huấn đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức; in ấn cấp phát tài liệu, sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, tờ rơi, tờ gấp; treo băng rôn, lắp đặt khẩu hiệu; thực hiện các phóng sự, chuyên mục phổ biến và giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình; xây dựng các mô hình câu lạc bộ; đăng tải tin, bài trên Website, Facebook, Fanpage, Zalo… về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ…
Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội.
Các tấm gương tiêu biểu của giới nữ ở nhiều độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn, lĩnh vực hoạt động khác nhau là minh chứng sáng rõ cho vấn đề nêu trên. tăng cường tuyên truyền Luật Bình đẳng giới để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho cộng đồng, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp
Tăng cường tuyên truyền Luật Bình đẳng giới để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho cộng đồng, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp.
2