I/ Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Sách do TS Nguyễn Minh Khuê chủ biên được thực hiện dựa trên các kết quả nghiên cứu của 2 Đề tài cấp Bộ năm 2018 và năm 2022 do viện chiến lược và khoa học pháp lý Bộ tư pháp chủ trì, cuốn sách được chia làm 03 chương:
Chương 1 – Một số vấn đề lý luận về quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Ở chương này tác cuốn sách đẫ đề cập đến vấn đề nhận thức về cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước, Quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp; Phối hợp thực hiện quyền tư pháp; Kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp; nội dung và các giai đoạn thực hiện quyền tư pháp; nguyên tắc độc lập tư pháp và vấn đề quản trị tư pháp; Khái niệm trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp; Nội hàm của trách nhiệm giải trình; Một số yếu tố tác động đối với trách nhiệm giải trình.
Chương 2 - Quyền Tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp tại Việt Nam.
Ơ chương này nêu lên Quan điểm, chủ trương của đảng; Thực trạng pháp luật về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp – trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp; thực tiễn thực hiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp – trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp; Một số hạn chế trong thực hiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện quyền tư pháp - trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Chương 3 – Giải pháp bảo đảm thực hiện cơ chế phân công, phân phối và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam. Nêu lên Bối cảnh; một số luận điểm và quan điểm về quyền tư pháp; một số giải pháp và kiến nghị
II/ Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước – kinh nghiệm quốc tế giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Sách do nhóm tác giả thuộc một số đơn vị nghiên cứu, tham mưu có uy tín. Sách do Ts Nguyễn Văn Cương, thạc sỹ Đinh Công tuấn đồng chủ biên, cuốn sách được chia thành 4 chương gồm:
Chương 1 – Một số vấn đề lý luận về cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Làm rõ Một số khái niệm, Ý nghĩa và sự cần thiết đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Chương 2 – Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế, công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Chương này nêu lên Kinh nghiệm của một số quốc gia về cơ chế và công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Chương 3 – Thực trạng cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.
Chương 4 – Một số đề xuất và kiến nghị góp phần hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
III/ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới tác động của cách mạng công nghệ 4.0
Sách do TS. Phan Chí Hiếu và TS. Nguyễn Văn Cương đồng chủ biên, cuốn sách gồm 04 chương với những nội dung lớn như sau:
1/ Những vấn đề lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới tác động của CMCN lần thứ tư - từ góc nhìn pháp lý.
2/ Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới tác động của CMCN lần thứ tư.
3/ Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới tác động của CMCN lần thứ tư.
4/ Bối cảnh, định hướng, giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới tác động của CMCN lần thứ tư.
1