Theo đó, UBND TP yêu cầu các địa phương đánh giá hiệu quả của việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đặc biệt tránh tổ chức đấu giá tại khu vực có giá khởi điểm thấp, không đủ bù đắp chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng. Những khu đất này có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ tái định cư hoặc công trình công cộng, góp phần hỗ trợ các dự án trên địa bàn.
Các địa phương cũng có trách nhiệm thực hiện đúng quy định, rà soát, chấn chỉnh công tác đấu giá theo các chỉ đạo trước đó của Chính phủ và TP. Các quận, huyện, thị xã cần chủ động đề xuất giải pháp cụ thể để tổ chức đấu giá chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao.
Lãnh đạo TP Hà Nội đồng thời yêu cầu địa phương phối hợp, hỗ trợ các cơ quan Nhà nước thực hiện biện pháp ổn định thị trường bất động sản , tránh phát sinh các vấn đề phức tạp.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND TP trong tháng 2/2025.
Thời gian qua, một số cuộc đấu giá đất trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra tình trạng nhiều khách hàng tham giá đấu giá, trả giá cao bất thường rồi bỏ ngang khiến phiên đấu giá không thành công, phải tổ chức đấu giá lại. Có phiên ghi nhận tình trạng khách trả giá cao để trúng đấu giá, sau đó bỏ cọc.
Một trong những kẽ hở dẫn đến tình trạng bất ổn này là việc giá khởi điểm ở mức thấp, tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia đấu giá với mục đích tạo giá ảo để trục lợi, thao túng thị trường.
Theo Luật Đất đai 2024, giá khởi điểm để đấu giá được tính theo bảng giá đất. Trong khi đó, bảng giá đất của Hà Nội và nhiều địa phương hiện thấp hơn nhiều so với giá thị trường, qua đó khiến giá khởi điểm ở mức thấp.
Vì giá khởi điểm thấp, tiền đặt trước - vốn được xác định bằng 20% giá khởi điểm - cũng thấp tương ứng. Điển hình, trong cuộc đấu giá ở huyện Sóc Sơn gần đây, giá khởi điểm chỉ dao động 2-3 triệu đồng/m2.
30